Cuối tuần này thi “lên lớp” lớp Yoga 200h mà mình bắt đầu học từ 27/6. Cũng là lúc thi kết thúc khoá học, lấy bằng cho những ai chỉ đăng ký học 100h.
Hôm qua đã rủ thành công Ni tập Yoga để mình hô. Hô thử cho Ni tư thế Ardha Uttanasana (gập nửa người). Hai chân song song với nhau và rộng bằng hông, thân người cúi gập về phía trước, 10 đầu ngón tay chống xuống sàn (để trợ lực cho chân). Ai cứng cơ đùi sau thì có thể trùng gối, hướng bụng vào đùi là được. Điểm mấu chốt của tư thế này là toàn bộ cột sống được kéo dài, lưng dãn ra, không được tròn/ gù (đặc biệt phần lưng trên).
/ardhauttanasana-56aa415a5f9b58b7d0034965.jpg)
Với những người ít khi tập dẻo như Ni (một phần vì Ni là con trai) (nhân tiện, nói câu này dễ kiểu mình gián tiếp đồng ý với quan điểm Con trai = không tập dẻo bao giờ ý nhỉ, nhưng mà không ạ, nên mình dùng từ “một phần vì” có đỡ prejudice hơn “vì” không?; dù sao thì chắc vì cái label “phái mạnh” nên “phần lớn” con trai sẽ thích tập những gì làm lên cơ (co cơ), và hầu như không đầu tư tập giãn cơ như cách họ tập co cơ (hay còn gọi là tập dẻo). Giãn cơ ở đây theo nghĩa không chỉ là một bài cool down sau khi tập co cơ, mà đây là bài tập đối ngược với co cơ, và muốn khoẻ đều nhiều mặt thì phải tập đều các mảng, chứ không phải chỉ coi nó là bài cool down thư giãn một vài phút sau mỗi buổi tập. Thôi mình hơi lạc đề rồi, sẽ có bài về “Tại sao bạn lại nên tập Yoga” sau, quay lại chủ đề chính-)
Khi thấy lưng trên của Ni tròn, mình hô “Nâng ngực lên”. Sau khi nghe lời hô thì Ni gù lưng thêm. Mình bảo Ni hiểu sai nghĩa từ nâng ngực. Ni bảo “Nếu em hô ưỡn ngực thì anh sẽ hiểu. Còn vì thân người đang song song sàn, nâng lên thì khoảng cách từ ngực đến sàn phải dài thêm (…)”. Rồi Ni còn mô phỏng ở mặt phẳng khác (khi đứng thẳng, Ni có hiểu “nâng ngực” là kéo dài cột sống, còn khi thân người song song sàn, “nâng ngực” của Ni là gù lưng thêm, để khoảng cách từ ngực tới sàn dài hơn) để chứng minh là Ni có lý. Lúc đấy mình thấy hơi có lý rồi, nhưng mà mình vẫn cố chấp cãi lại “Anh nâng ngực thì ở mặt phẳng nào cũng là hành động ý chứ, ngực nhấc lên gần cằm”. Ni vẫn điều khiển được “nâng ngực kéo dài cột sống”, chỉ là lúc đầu mình dùng từ không rõ ràng nên Ni chưa thực hiện, còn mình thì học được bài học về việc dùng từ vựng rõ ràng, không được đa nghĩa, để hô cho nhiều đối tượng. (À mình còn nợ Ni lời xin lỗi và cảm ơn ạ :().
Trong khi học ở lớp thì cả lớp đều có thời gian tập Yoga rồi, nếu ai chưa thì qua quá trinh học (100h rồi mà) cũng quen với “vocab” lời hô trong Yoga để thực hiện theo. Ni là người chưa bao giờ tập Yoga, nếu mình chỉ hô “Nâng ngực” khi thân người Ni đang song song với mặt sàn, việc Ni gù lưng thêm để ngực cách sàn một khoảng cách dài thêm là hoàn toàn có lý.
Mình nghĩ cách sửa khi hô bất kì hành động gì sẽ là kèm theo hình dáng/ tác dụng sau khi thực hiện hành động đó nữa. Ví dụ, nên hô là “nâng ngực lên để kéo dài lưng trên/ cột sống“, hoặc “nhấc ngực tiến về phía cằm để tránh gù lưng“, hoặc có cả hình dáng và tác dụng trong cùng một câu hô.
Thầy cũng bảo phải rất cẩn thận với lời hô của mình, vì nếu học viên hiểu sai (ý mình) thì là lỗi ở mình, mình dùng từ đa nghĩa hoặc không rõ ràng thì mới dẫn đến học viên hiểu sai (ý mình), và nên nghe học viên giải thích, từ đó rút ra bài học cho bản thân, hoàn thiện cách mình dùng từ hơn.
Nhân tiện, mình cũng không thích cách dùng từ này của thầy, nhưng mà mình chưa comment cho thầy, một phần vì có thể ở lớp học viên đều hiểu ý thầy, và mình tự hỏi liệu comment của mình có tính chất bắt bẻ không nhỉ. Thầy nói câu này nhiều và từ lâu, khi đi dạy lớp (trước mình có học lớp phong trào của thầy nữa), và ở lớp HLV. Là khi thầy bảo “đầu gối thẳng hàng cổ chân” (trong tư thế gập gối, mình hiểu ý thầy là cẳng chân vuông góc sàn), hoặc “vai thẳng hàng cố tay” (khi tập Plank) (mình hiểu ý thầy là toàn bộ cánh + cẳng tay vuông góc sàn).
Mình không thích cách nói này vì qua 2 điểm thì luôn có 1 đường thằng đi qua mà (định lý gì trong toán ý nhỉ không nhớ nữa). Riêng mình sẽ không chọn cách hô đó, mà sẽ hô là “cẳng chân vuông góc sàn” (với tư thế co gối), và “toàn bộ tay vuông góc sàn” (với tư thế Plank). Như đã nói ở trên là có thể vì học viên đều hiểu ý thầy nên thầy mới giữ cách hô đó bao lâu nay, nhưng với mình thì khi ai đó nói “A thẳng hàng với B”, mình sẽ thấy cách dùng từ không rõ ràng, vì mình lại nghĩ đến định lý qua 2 điểm thì luôn có 1 đường thẳng đi qua chúng :D. Mình sẽ coi đây là một “nhảy cảm với cách dùng từ” (như cách anh bảo mình, thực ra mình không nhớ chính xác hôm anh nhắn mình là gì, nôm na là thế).
Chốt lại thì xin lỗi và cảm ơn Ni đã cho em cơ hội học về cách dùng từ ạ, may không phải là đứng lớp thật chứ nếu vừa đi dạy đã cãi nhau với học viên về cách dùng từ có mà mất việc ngay ý.